101+ thuật ngữ chuyên ngành không phải “dân chơi” đồng hồ nào cũng biết

thuat-ngu-dong-ho-1

Với những người thực sự đam mê đồng hồ thì việc tìm hiểu kỹ càng về từng bộ phận cũng như các thuật ngữ chuyên ngành của đồng hồ là điều không thể bỏ qua được.

Với những người chơi đồng hồ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm thì các thuật ngữ về đồng hồ gần như được họ thuộc nằm lòng rồi. Tuy nhiên với những người mới tìm hiểu thì đây là một vấn đề khá khó khăn vì có khá nhiều thuật ngữ.

Vì vậy, bài viết này mình xin tổng hợp tất cả những thuật ngữ chuyên ngành về đồng hồ để cho anh em chơi đồng hồ có thể tham khảo. Vì hiểu biết của mình vẫn còn hạn hẹp nên mong anh em có thể bổ sung thêm những thuật ngữ mới để người mới tìm hiểu có kiến thức đầy đủ nhất nhé.

Các bác có thể tìm từng thuật ngữ bằng cách ấn tổ hợp phím Ctrl + F để tìm kiếm cho nhanh nhé!

Bắt đầu thôi….

101+ thuật ngữ đồng hồ cho người đam mê thực thụ

  1. Alpha hands: Kim được thiết kế dạng mảnh mai, hơi nhọn.
  2. Altimeter: Chức năng đo độ cao bằng cách đo những thay đổi trong áp suất khí quyển. Altimeter là một tính năng rất phổ biến trong dòng đồng hồ dành cho phi công / người leo núi.
  3. Analog: Nói về cách hiển thị thời gian với mặt số và kim, đây là cách truyền thống.
  4. Analog Chronograph: Loại đồng hồ có chức năng bấm giờ hiển thị cả thời gian và chức năng bấm giờ theo dạng analog. Đồng hồ quartz với chức năng analog chronograph thường hiển thị hai đơn vị: 1/10 giây và 1/100 giây trên các mặt nhỏ/phụ.
  5. Analog Digital: Loại đồng hồ này có cả mặt số và kim và một màn hình số. Hai màn hình này thường hoạt động độc lập với nhau.
  6. Aperture: là một cửa sổ được đặt trong mặt của đồng hồ, để hiển thị một chức năng. Chức năng thường được hiển thị là ngày dương lịch, các ngày trong tuần hoặc trong tháng.
  7. ATM: viết tắt 1 đơn vị của áp suất khí quyển. Đồng hồ sử dụng đơn vị này để biểu thị khả năng chống nước.
    >> Xem các mẫu đồng hồ G-shock với độ chống nước lên đến 20 ATM
  8. Automatic Movement: máy tự động với hệ thống cơ học và dây cót tự cuộn. Một chiếc đồng hồ tự động sử dụng năng lượng được tạo ra bởi chuyển động của cánh tay. Máy tự động chuyển đổi chuyển động của rô to theo chuyển động của tay sang làm năng lượng lên dây cót.thuat-ngu-dong-ho-1
  9. Baton hands: Loại kim dài thon, thẳng (có loại hơi nhọn).
  10. Bezel: là một vòng đệm gắn vào mặt đồng hồ.
  11. Bi-directional rotating bezel: vòng bezel có thể xoay theo cả hai chiều: thuận và ngược với chiều kim đồng hồ.
  12. Case: Vỏ ngoài của đồng hồ. Với đồng hồ dành cho nam, case thường có đường kính từ 35mm trở lên, đồng hồ nữ thì case có đường kính từ 34 mm hoặc nhỏ hơn.
  13. Case back: nắp lưng/đáy của vỏ đồng hồ. Cho phép mở ra để can thiệp vào bộ máy bên trong của đồng hồ.
  14. Chronograph: Là loại đồng hồ có chức năng bấm giờ để đo khoảng thời gian.
  15. Chronometer: Là loại đồng hồ có độ chính xác cao, được kiểm tra chất lượng bởi COSC (Controle Officiel Suisse des Chronometres) của Thuỵ Sĩ. COSC kiểm tra tại năm vị trí khác nhau với nhiệt độ khác nhau và trong nhiều ngày liên tiếp để xác định độ chính xác. Đồng hồ được chứng nhận COSC sẽ phải ghi cụ thể số chứng nhận COSC.
  16. Complication: Thuật ngữ này được dùng để nói rằng chiếc đồng hồ này có thêm những chức năng khác bên cạnh chức năng thời gian cơ bản. Lịch, bấm giờ, báo thức/động hoặc những tính năng được bổ sung thêm…
  17. Crown: Là nút vặn ở bên cạnh để điều chỉnh ngày và giờ. Một số dòng cơ còn có thêm chức năng lên dây cót cho đồng hồ cơ.
  18. Crystal: Là mặt kính của đồng hồ. Thường được phủ một lớp chống sước được phủ lên bề mặt. Nó thường là Plexiglas, Hardlex hoặc tinh thể sapphire tổng hợp.
  19. Day-and-night indicator: Là những chỉ thị (đánh dấu) trên mặt số của đồng hồ, đánh dấu thời gian ban ngày và ban đêm.
  20. Depth sensor: Bạn sẽ thấy chức năng này ở những dòng đồng hồ lặn, xác định độ sâu và đo áp lực nước.
  21. Dive watch: Là loại đồng hồ lặn phục vụ cho mục đích lặn (biển). Những chiếc đồng hồ lặn bắt buộc phải vượt qua được tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standardization Organization – ISO) quy định, và phải có khả năng chịu nước ở áp suất 20 ATM (200 mét/660 feet).
  22. Double chronograph (còn có tên gọi khác là rattrapante): Đồng hồ có hai chức năng bấm giờ độc lập với nhau.
  23. Dual time: Chức năng này cho phép người dùng xem giờ ở hai múi giờ cùng một lúc. Màn hình hiển thị có thể có hai mặt số, hoặc một mặt số chính và một mặt số analog hoặc digital nhỏ.
  24. Elapsed-time bezel: Vòng để đo một khoảng cách thời gian bao phủ nhất định.
  25. Gasket: Gioăng. Là phần được đặt ở các nút bấm, nắp lưng/đáy và mặt để tăng khả năng chịu nước của đồng hồ, thường có dạng vòng cao su đặt ở vị trí tiếp xúc có khả năng làm nước lọt vào như mặt kính, case back, crown.
  1. Guilloche: Là một mẫu đặc trưng trong thiết kế, là mô hình của các đường lằn gợn từ tâm ra ngoài. Kết cấu này khá phổ biến trên con quay của đồng hồ.
  2. Hairspring: Vành tóc (theo thuật ngữ của các bác thợ chuyên sửa đồng hồ).
  3. Horology: Nói về lịch sử ngành nghề thủ công của đồng hồ và các thiết bị đo thời gian khác.
  4. Jewels: Thuật ngữ này đề cập đến các “vòng bi” được thay thế bằng vật liệu đá quý trong máy của đồng hồ. Thường được dùng làm giá đỡ/trục đỡ/đĩa đệm cho các bộ phận chuyển động trong máy đồng hồ. Thường thì phải có ít nhất 17 jewels được dùng trong máy. Trước đây, nhà sản xuất sử dụng đá quý tự nhiên, tuy nhiên, ngày nay được thay thế bằng rubi tổng hợp. Thợ sửa đồng hồ chuyên nghiệp tại Việt Nam vẫn gọi theo thói quen là: Chân kính.
  5. Jump hour: Thuật ngữ này chỉ việc nhảy số đến giờ tiếp theo thay vì sử dụng kim và mặt số truyền thống. Số ở cửa sổ Aperture sẽ nhảy đến giờ tiếp theo khi thời gian thay đổi.
  6. Kinetic: Thuật ngữ chỉ loại máy đồng hồ sử dụng năng lượng được tích trữ từ việc chuyển hoá từ chuyển động của cánh tay sang năng lượng điện (chuyển đổi từ dao động sang điện sạc vào pin).
  7. Lap timer: Một chức năng đo từng đoạn thời gian (thời gian từng vòng trong cuộc đua), có thể thiết lập để hiển thị thời gian mỗi vòng đua bên cạnh tổng thời gian.
  8. Lap-time memory: Một số đồng hồ thể thao có khả năng lưu trữ thời gian từng vòng để xem lại sau. Chức năng này thường có ở đồng hồ quartz hiển thị mặt số (digital).
    >> Xem thêm chi tiết về đồng hồ Casio thể thao nam!
    thuat-ngu-dong-ho-4
  9. Lugs: Phần tai trên vỏ đồng hồ để lắp dây.
  10. Main plate: Là tấm khung cơ bản để toàn bộ máy được gắn vào.
  11. Mainspring: Là một bộ phận của máy, nơi giải phóng năng lượng khi bị quấn vào và thực hiện chức năng vận động cơ khí. Dây cót (theo thuật ngữ của thợ chuyên sửa đồng hồ).
  12. Military time/24-hour time: Nhiều đồng hồ có thêm một mặt analog/digital phụ để đếm giờ theo định dạng 24h. Nói cách khác thì định dạng 24h cũng được hiểu như là Military time.
  13. Moon-phase dial: Chức năng này để theo dõi và hiển thị các giai đoạn của tháng âm lịch (mặt trăng). Một số đồng hồ còn có cả chức năng tương tự nhưng theo dõi mặt trời (trong chu kỳ 24h).
  14. Movement: Máy, động cơ của chiếc đồng hồ.
  15. Perpetual calendar: Lịch vạn niên tự động chỉnh ngày vào cuối tháng hoặc năm, đếm năm nhuận, để giữ độ chính xác của lịch.
  16. Power reserve: Chỉ việc năng lượng dự trữ. Đồng hồ cơ hoặc tự động thường tích trữ năng lượng tối đa 36 tiếng. Ngoài ra còn chỉ loại đồng hồ có biểu thị năng lượng dự trữ trên mặt.
  17. Pulsimeter: Là chức năng có trong những loại đồng hồ thể thao tiên tiến để đo nhịp tim của người đeo.
  18. Quartz crystal: tinh thể thạch anh (thường là loại tổng hợp) trong máy quartz, tạo xung nhịp.
  19. Rotating bezel: Kiểu vòng bezel có thể xoay và đặt các vị trí khác nhau trên mặt đồng hồ. Có chức năng để tính toán/đo đạc. Thường có hai loại: xoay hai chiều và xoay một chiều.
  20. Screw-down crown: loại nút vặn (giống như vặn ốc), khác với loại nút kéo và ấn. Loại này giúp cho đồng hồ có khả năng chịu nước cao hơn.
  21. Shock resistance: Thuật ngữ đề cập đến độ bền của vỏ đồng hồ, khả năng bảo vệ máy và những vấn đề khác. Để được xem là chống sốc, đồng hồ phải không bị làm sao khi đánh rơi từ độ cao 3 feet (0.9144m) xuống nền gỗ, hoặc chịu một tác động có lực tương đương.
    >> Xem ngay những mẫu đồng hồ Casio với khả năng chống sốc, chống va đập tối ưu!
  22. Skeleton case: Vỏ được thiết kế để nhìn thấy máy móc, có thể là loại mặt mở hoặc nắp lưng bằng tinh thể trong suốt. Thiết kế này làm nổi bật những chi tiết phức tạp trong máy của đồng hồ.
  23. Solar-powered watch: Đồng hồ quartz sử dụng năng lượng mặt trời (có tấm pin mặt trời trên bề mặt) để sạc pin.
  24. Split-seconds chronograph: Thuật ngữ chỉ viêc sử dụng 2 kim đồng hồ để đo khoảng thời gian. Hai kim này di chuyển cùng với nhau, nhưng một kim (được gọi là kim fly-back) có thể dừng lại độc lập để đánh dấu thời điểm, trong khi kim kia vẫn tiếp tục chạy. Kim fly-back có thể tiếp tục quay trở lại (quay ngược chiều đến khi về vị trí 12 – thanks anh softcore đã chỉnh lý!).
  25. Sweep hand: là kim giây trên đồng hồ tự động, còn được gọi là sweep second hand, di chuyển khá êm ái. (chắc để phân biệt với kim giây trên đồng hồ quartz di chuyển nhát dừng)
  26. Swiss-made: Máy Thuỵ Sĩ, nhưng không phải là 100% từ Thuỵ Sĩ, mà phải có các bộ phận của Thuỵ Sĩ chiếm một tỉ lệ theo quy định, được lắp ráp tại Thuỵ Sĩ, và được đặt vào vỏ tại Thuỵ Sĩ. Vỏ này không cần phải sản xuất tại Thuỵ Sĩ, mặc dù hầu hết các loại đồng hồ high-end đều có vỏ được sản xuất tại Thuỵ Sĩ.
  27. Tachymeter: là một cơ chế được sử dụng để đo tốc độ di chuyển trên một quãng đường. Kết quả tính toán của cơ chế này được đánh dấu trên vòng bezel ở mặt đồng hồ.
  28. Telemeter: Là thước đo xác định thời gian một âm thanh di chuyển từ vị trí của đồng hồ đến vị trí khác. Phép đo này chủ yếu được dùng để xác định khoảng cách giữa hai điểm, và cũng thường được thiết lập trên vòng bezel.
  29. Tonneau case: Là thuật ngữ chỉ một kiểu thiết kế vỏ của đồng hồ. Bạn nên xem thêm ở hình trên để biết thêm về các tên gọi (thuật ngữ) khác của các kiểu vỏ. (Cảm ơn bác mrtopvn đã chỉnh sửa & bổ sung thông tin!)
  30. Tourbillon: Là một loại được thiết kế thêm một bộ phận khung (gọi là khung, nhưng nó là một bộ phận khá phức tạp, tuy nhiên nhìn như một cái khung theo định nghĩa tiếng Việt…) ở phần chuyển đổi năng lượng của đồng hồ cơ. Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn là Tourbillon là một thiết kế đặc biệt nhằm giảm thiểu tác động của trọng lực lên một số bộ phận của đồng hồ, nhằm tăng độ chính xác của đồng hồ (thanks bác SuperStarX đã bổ sung & góp ý). Một số đồng hồ được thiết kế có cửa sổ để nhìn thấy rõ tourbillion hoạt động như thế nào, và cũng là một phần tạo nên tính thẩm mỹ của chiếc đồng hồ.
  31. Unidirectional rotating bezel: vòng bezel chỉ quay theo một chiều.
  32. Waterproof: Không thấm nước. Thuật ngữ này có thể gây hiểu nhầm. Không có đồng hồ nào 100% không thấm nước, tuy nhiên, khá nhiều đồng hồ có khả năng chịu nước cao có thể sử dụng thuật ngữ ngữ này.
  33. Water resistance: Thuật ngữ chỉ khả năng chịu nước, ngăn độ ẩm thâm nhập vào trong vỏ và làm hỏng máy. Gioăng cao su, nylon hoặc Teflon được dùng ở nắp lưng, mặt kính, nút vặn… là những điểm quan trọng. Khả năng chịu nước được kiểm tra theo đơn vị áp suất ATM. Mỗi ATM biểu thị áp lực 10 m nước tĩnh. Rất nhiều đồng hồ sử dụng thuật ngữ “water-resistant” mà không bổ sung thêm thông tin đầy đủ. Chúng ta có thể hiểu chính xác là khả năng chịu nước ở 1 ATM, chỉ chịu được nước ở mức nhỏ và không nên để ngập nước. Một chiếc đồng hồ được đánh giá chịu nước là 10 ATM, tức là khả năng chịu được áp suất nước đến 100m; 20 ATM là khả năng chịu nước đến 200 m. Những thông số này thường được ghi rất chi tiết ở các dòng đồng hồ lặn.
  34. World time dial: Ám chỉ một vòng bezel hoặc trên mép ngoài của mặt số để cho phép người xem biết giờ trên nhiều múi giờ. Mỗi múi giờ liệt kê một thành phố chính.
  35. Caliber/calibre: trong đồng hồ thường được dùng để chỉ một model cụ thể của movement. Ví dụ: Omega Seamaster 1970 dùng caliber xyz
  36. Swiss movement: máy Thụy Sỹ
  37. Alarm: Chức năng báo thức của đồng hồ
  38. Analog Display: Màn hình hiển thị thời gian theo dạng analog
  39. Analog Watch: Đồng hồ gồm cả kim và số cùng hiển thị trên mặt đồng hồ.
  40. Assembling: Quy trình lắp ráp bộ máy đồng hồ
  41. Auto Repeat Countdown Timer: chức năng đếm ngược của đồng hồ, tự động reset cho đến khi người dùng bấm nút dừng.
  42. Automatic Winding: chức năng lên dây cót tự động dựa vào những chuyển động cánh tay người đeo ở đồng hồ cơ.
  43. Barrel: Hộp hình trụ mỏng chứa các bộ phận chính của máy đồng hồ.
  44. Battery Reserve Indicator: Xem chỉ số năng lượng dự trữ của đồng hồ
  45. Bracelet: loại dây đeo đồng hồ với các mắt liên kết với nhau
  46. Leather Watch Straps: đồng hồ dây da
    >> Xem thêm các tin tức về đồng hồ nam dây da đẹp!
  47. Straps: dây đeo đồng hồ loại dây liền
  48. Bridge: phần bổ sung để cố định các bộ phận chính tạo thành bộ khung của máy đồng hồ
  49. Cabochon: đá trang trí trên mặt đồng hồ được chạm khắc thành hình tròn
  50. Calendar: chức năng lịch thứ ngày của đồng hồ
  51. Chime: Những âm thanh chuông phát ra trên đồng hồ
  52. Day/Date Watch: đồng hồ có chức năng hiển thị ngày tháng và cả thứ ngày trong tuần
  53. Deployment Buckle: Khóa bướm
  54. Depth Alarm: chức năng thông báo trên đồng hồ lặn khi người thợ vượt quá độ sâu đã quy định trước.
  55. Digital watch: đồng hồ điện tử
  56. Engine Turning: phần khắc trang trí, thường có trên mặt số đồng hồ
  57. Escapement: Bộ thoát, gồm các phần chính của bộ máy đồng hồ (bánh xe thoát, cần đẩy, trục quay), quản lý chuyển động tịnh tiến của bánh răng và quả lắc.
  58. EOT – Equation Of Time: Phương trình thời gian đo sự chênh lệch giữa giờ mặt trời chuẩn của hệ thái dương, và giờ mặt trời của con người. Vì quỹ đạo quanh mặt trời của Trái đất hình bầu dục, chỉ có 04 ngày trong năm có chính xác 24 giờ: 15/4, 14/6, 1/9 và 24/12. Tất cả những ngày khác đều ngắn hoặc dài hơn. Vì vậy đồng hồ cần cân bằng và đền bù thời gian chênh lệch 4 lần/năm tương tự.
  59. GMT: Viết tắt của Greenwich Mean Time, giờ chuẩn quốc tế theo múi giờ ở Greenwich, Anh Quốc. Đôi khi GMT cũng được dùng để mô tả loại đồng hồ hiển thị đồng thời múi giờ ở nhiều lãnh thổ quốc tế.
  60. Gold plating: Khi đồng hồ được mạ vàng, lớp vàng này được tích tụ bằng điện và có độ dày được tính bằng micron.
  61. Grand Complication: Đồng hồ đa chức năng tích hợp, kết hợp tất cả 3 loại chức năng chính – chức năng bấm giờ, có chuông chùm (chime), và các chỉ số thiên văn.
  62. Hacking: Tính năng làm đồng hồ dừng lại khi bạn giật núm vặn để chỉnh lại giây, phút và ngày giờ.
  63. Helium Escape Valve: Van xả khí helium trong các đồng hồ lặn. Do khí helium là phân tử cực nhỏ nên chúng dễ dàng “luồn lách” vào trong mặt và bộ phận đồng hồ. Trên mặt đất, khí helium không ảnh hưởng đến hoạt động của đồng hồ nhưng khi lặn sâu, áp suất thay đổi khiến khí helium tìm cách “thoát ra” khỏi đồng hồ và gây rạn nứt mặt kính. Van xả một chiều giúp khí helium thoát ra khi lặn sâu, bảo vệ đồng hồ lặn.
  64. Liquid-Crystal Display: Mặt số của đồng hồ điện tử, hiển thị thời gian trên tinh thể lỏng được kềm giữa hai lớp kính trong.
  65. Manual Watch: Đồng hồ cơ lên dây bằng tay.
  66. Micron: Đơn vị đo lường độ dày của lớp mạ vàng. 1 micron = 1/1000mm
  67. Minute Repeater: Đồng hồ tính phút. Đây là loại đồng hồ bấm giờ được thiết kế để tính thời gian theo giờ, theo phần tư giờ hoặc theo phút.
  68. Retrograde: Tự động điều chỉnh về 0. Ví dụ, nếu đồng hồ có chức năng báo ngày trong tuần, sau khi chu kỳ hoàn tất mỗi Chủ Nhật thì vạch hiển thị sẽ quay về vị trí khởi đầu của thứ 2.
  69. Triple Complication: Đồng hồ 3 chức năng bao gồm minute repeater, kết hợp với lịch vạn niên và đồng hồ xem giờ
  70. World time complication: Mặt đồng hồ hoặc vòng bezel ghi chú 24 múi giờ vòng quanh thế giới. Các múi giờ này được chia theo tên thành phố & đất nước trụ cột (v.d. múi giờ GMT, San Francisco, Nhật Bản…). Người dùng đọc giờ thế giới bằng cách xoay vòng bezel. Những chiếc đồng hồ ghi chú 24 múi giờ còn được gọi là World Timers.
  71. Anti-magnetic: Đồng hồ chống từ. Loại đồng hồ này không hoặc ít chịu ảnh hưởng của từ trường nam châm vì sử dụng hợp kim niken không từ tính để làm lò xo quả lắc của đồng hồ.
  72. Balance Spring: Vành tóc, chiếc lò xo siêu nhỏ trong đồng hồ cơ. Vành tóc khiến bánh xe cân bằng chuyển động
  73. Balance Wheel: Quả lắc đếm giờ của đồng hồ cơ khí, được kết nối với các bánh răng đồng bộ. Mỗi lượt chuyển động của bánh xe cân bằng được gọi là một tick khiến cho kim đồng hồ quay. Bánh xe cân bằng rất quan trọng trong việc giữ thời gian chính xác của đồng hồ.
  74. Carat: Ký hiệu đo lường độ thuần khiết của vàng, chia theo tỷ lệ 24. Vàng nguyên chất là 24 carat. Vàng 18 là hợp kim chứa 18/24 vàng. Vàng 14 chứa 14/24 vàng.
  75. COSC: Controle Officiel Suisse des Chronometres là tổ chức phân loại đồng hồ đo thời gian chuẩn của Thụy Sỹ.
  76. Daily Rate: Sai số trong ngày. Sự chênh lệch thời gian sau 24 giờ, có thể là vài giây trong một ngày tùy thuộc vào chất lượng hoặc điều kiện bảo quản đồng hồ.
  77. Enamel: Khảm men. Kỹ thuật khảm men được sử dụng để trang trí mặt đồng hồ
  78. Tiếp tục cập nhật….

Trên đây là 101+ thuật ngữ về đồng hồ mà mình đã tổng hợp từ các diễn đàn về đồng hồ cả trong lẫn ngoài nước cho anh em tham khảo. Các bác am hiểu về đồng hồ có thể bổ sung vào phần comment bên dưới để mình cập nhật thêm vào bài viết để những người chơi đồng hồ có được tài liệu nghiên cứu chuẩn nhất nhé.

Cảm ơn tất cả anh em!

>> Xem ngay 234+ mẫu đồng hồ nam chính hãng đep với giá chỉ từ 2 triệu đồng để lựa chọn cho mình một sản phẩm ưng ý nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *